Khi nào có thể ngừng thuốc điều trị viêm gan B

Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Mục tiêu của những loại thuốc đặc trị này là nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh và góp phần ngăn ngừa virus lây truyền sang người khác.

Gần đây, khi đưa vào triển khai, xét nghiệm HBcrAg được nhận định là yếu tố tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân có thể ngưng thuốc điều trị viêm gan B trong một thời gian nào đó. Đây thực sự là tin vui cho những người đang “sống cùng viêm gan B”.

Viêm gan B – sát thủ thầm lặng

Viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) là bệnh do virus viêm gan siêu vi B gây ra, lây truyền theo các con đường chủ yếu như đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan B tấn công trực tiếp tới gan, gây nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Tương tự như các đường lây của HIV nhưng virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV. Trong điều kiện bình thường, virus viêm gan B có thể sống được 1 tháng, trong khi HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài tự nhiên.

Ảnh: Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV

Ảnh: Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV

Virus này có thể gây ra nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Bởi theo các chuyên gia hàng đầu, “Thế giới không ý thức được hết mức độ nguy hiểm của viêm gan. Đã tới lúc cần phải huy động một nỗ lực toàn cầu để đối phó với căn bệnh này trên quy mô tương tự như cuộc chiến với những căn bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS và bệnh lao”.

► Đọc thêm: Viêm gan B là gì? Xét nghiệm nào phát hiện Viêm gan B?

Vì một thế giới không còn bệnh nhân viêm gan virus B

Cùng với thế giới, Việt Nam đều tham gia tích cực vào các hoạt động kỷ niệm ngày “Phòng chống viêm gan thế giới” ngày 28/7/20 nhằm hướng đến mục tiêu “đến năm 2030, thế giới không còn bệnh nhân viêm gan virus. Để không bệnh nhân viêm gan nào bị bỏ lại phía sau”.

Viêm gan B nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì hoàn toàn có thể khống chế được. Chính vì thế việc phát hiện sớm và ngăn ngừa viêm gan B là rất quan trọng.

Hiện nay, đã có nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị viêm gan B một cách hiệu quả như xét nghiệm HbsAg, HBeAg, Anti Hbe, HBV-DNA,… mà gần đây nhất là xét nghiệm HbcrAg (kháng nguyên lõi virus viêm gan B) được cho là một tiến bộ mới, mở ra hướng điều trị tích cực và đem lại hy vọng cho người viêm gan B.

Ảnh minh họa: Khi nào có thể ngừng thuốc điều trị viêm gan B

Ảnh minh họa: Khi nào có thể ngừng thuốc điều trị viêm gan B

HBcrAg – chỉ số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Khi theo dõi điều trị viêm gan B, các bác sĩ luôn quan tâm đến nồng độ cccDNA  trong tế bào gan (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B). Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự có mặt của HBcrAg trong huyết thanh có mối tương quan với nồng độ cccDNA.

Xét nghiệm mới này sau khi được Bộ Y tế cấp phép hoạt động theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tích cực từ các bác sĩ lâm sàng cũng như đem đến tin vui cho người bệnh phải điều trị viêm gan B mạn tính.

GS Long, HBcrAg, viêm gan B, ung thư gan, xơ gan

Ảnh: PKĐK Hoàng Long là một trong số ít cơ sở y tế đưa xét nghiệm HBcrAg vào quản lý viêm gan B

Theo TS.BS Đào Việt Hằng – Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật chia sẻ: “HBcrAg mang lại nhiều kết quả tích cự, là một trong những chỉ số giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả trong việc điều trị viêm gan B hiện nay. Có HBcrAg, chúng tôi cũng tự tin hơn trong việc quyết định cho bệnh nhân dừng thuốc hay vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị”

HbcrAG – có tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B

Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Nếu muốn xem xét ngừng thuốc điều trị thì cần thiết phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm cùng lúc. Việc này không những gây khó khăn cho bác sĩ mà còn gây tốn kém rất nhiều cho bệnh nhân.

Sau khi xét nghiệm HbcrAg được đưa vào triển khai chính thức mà Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật cùng với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long phối hợp thực hiện, trên các kết quả xét nghiệm theo dõi trên bệnh nhân viêm gan, chỉ cần xét nghiệm HbcrAg cho kết quả ÂM TÍNH, bác sĩ hoàn toàn có cơ sở xem xét và quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị virus trong một khoảng thời gian nhất định.

Ảnh: PGS.TS.BS Đào Việt Hằng 

Ảnh: TS.BS Đào Việt Hằng 

TS.BS Đào Việt Hằng cũng chia sẻ thêm, HBcrAg ngoài ý nghĩa có tính quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B thì còn có những tính năng ưu việt mà các xét nghiệm trước đây chưa làm được như:

• HBcgAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính, từ đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng của bệnh nhân để có hướng can thiệp kịp thời;

• HBcrAg còn giúp tiên lượng khả năng chuyển đảo huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti - HBe;

• HBcrAg giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư gan trong nhiều trường hợp khác nhau cũng như tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B;

• Do HBcrAg có sự tương quan rõ rệt với cccDNA trong tế bào gan nên được xác định là xét nghiệm tin cậy để theo dõi nồng độ cccDNA. (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B ).

Những tiến bộ trong y học hiện nay, cùng với xét nghiệm HBcrAg ngày càng mở ra nhiều hi vọng mới đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nói chung cũng như viêm gan B nói riêng. Theo đó, người bệnh sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp trong quá trình điều trị, cắt giảm được chi phí điều trị và sử dụng thuốc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

► Đọc thêm: Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt nhất

Chuyên gia tiêu hóa, gan mật GS.TS Đào Văn Long – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật, Người sáng lập PKĐK Hoàng Long cũng chia sẻ thêm “Người bị viêm gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các thực phẩm dầu mỡ, mặn, cay, nóng; không sử dụng rượu bia và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp…” để hướng tới một cơ thể khỏe mạnh không viêm gan B.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám