Gần 400 đại biểu tham dự hội nghị Tiêu hóa, Gan mật tại Hà Nội

Ngày 26/5/2019 vừa qua, Viện nghiên cứu & đào tạo Tiêu hóa, Gan mật kết hợp với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã tổ chức hội nghị Tiêu hóa, Gan mật nhân dịp kỷ niệm 1 năm thành lập Viện để nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, đồng thời xác định phương hướng và mục tiêu trên những chặng đường sắp tới.

Tham dự hội nghị, có gần 400 đại biểu bao gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hội nghị không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích về kết quả nghiên cứu đã tiến hành thành công tại Viện mà còn xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Viện trên những chặng đường sắp tới và là cơ hội để mở rộng giao lưu và hợp tác với các bên.

Viện Nghiên cứu & đào tạo tiêu hóa, gan mật tổ chức Hội nghị

Ảnh - Các đại biểu tham dự hội nghị chụp hình lưu niệm

Hội nghị có hai phiên báo cáo khoa học với đoàn chủ tọa là các giáo sư hàng đầu về tiêu hóa, gan mật: GS.TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam; GS.TS Tạ Long - Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam; GS.TS Phạm Thị Minh Đức - Phó Chủ tịch Tổng hội Y Dược Việt Nam... 
GS, TS Đào Văn Long, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, hiện nay bệnh lý tiêu hóa, gan mật chiếm 30% tổng số bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế, trong khi đó, khả năng đáp ứng của chúng ta còn hạn chế.

Đối với những bệnh lý ở đường tiêu hóa trên như trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, nóng rát, co thắt tâm vị với những triệu chứng điển hình hoặc không điển hình, bên cạnh các phương pháp truyền thống như nội soi, khám và điều trị trên lâm sàng, thì hiện nay, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật, cùng với Phòng khám đa khoa Hoàng Long đã ứng dụng thêm các kỹ thuật mới. Đó là các kỹ thuật định lượng pepsin hay còn gọi là dịch dạ dày trong nước bọt, đo pH và trở kháng 24 giờ ở niêm mạc thực quản, nội soi độ phân giải cao và nhuộm màu ảo, đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên hoặc đo HRM – đo nhu động co bóp đóng mở của thực quản và các hệ thống van của nó…

Đặc biệt, được nhấn mạnh trong hội nghị là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực nội soi đường tiêu hóa, đây là xu hướng tất yếu là là hướng đi cần thiết đặt ra trong y học bởi những lợi ích to lớn như góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tổn thương, tránh bỏ sót, tích hợp hệ thống báo cáo tự động và tiết kiệm nguồn nhân lực y tế đang rất thiếu hụt hiện nay. Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật là đơn vị đầu tiên, tiên phong phối hợp với đối tác bước đầu dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi tiêu hóa và có những kết quả bước đầu hết sức khả quan.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng–Viện trưởng viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Ảnh - PGS.TS Nguyễn Duy Thắng–Viện trưởng viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Cũng trong hội nghị PGS. TS Nguyễn Duy Thắng – Viện trưởng viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cũng có những phát biểu báo cáo chi tiết về vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) và tình trạng nhiễm Hp tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.p dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình này cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm H.p (+) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.p (+) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.

Kết thúc hội nghị, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam đánh giá những nghiên cứu này của Viện là đáng giá, nhất là chỉ mới sau một năm thành lập. Việc khám, điều trị được thống kê tổng kết thành báo cáo khoa học để từ đó trao đổi với các đồng nghiệp là điều đáng hoan nghênh.


Đăng ký khám