Hội chứng ruột kích thích

Theo nghiên cứu, hiện nay hội chứng ruột kích thích đã phổ biến đến 15-20% dân số thế giới. Tuy đây có thể xem là bệnh lành tính nhưng lại gây nên ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hội chứng ruột kích thích ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào ở hệ tiêu hóa với tần suất xuất hiện ít nhất một ngày mỗi tuần kéo dài trong ba tháng qua.

Hội chứng này bao gồm 4 nhóm chính:

 • IBS-D (hay tiêu chảy)

 • IBS-C (hay táo bón)

 • IBS-M (vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón)

 • IBS-U (Không tiêu chảy hay không táo bón)

Đọc thêm: “Bỏ túi” những lời khuyên cho người đau thượng vị dạ dày nên ăn gì

Hội chứng ruột kích thích (ibs), hội chứng ruột kích thích là gì

Ảnh minh họa: Hội chứng ruột kích thích là gì?

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích hiện nay vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên có một số yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn tới hội chứng này hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng như:

 • Stress, căng thẳng kéo dài;

 •  Thực phẩm (đồ ăn sống, rượu, bia, đồ chua cay, đồ tanh, lạ, không hợp vệ sinh);

 •  Nhiễm trùng đường tiêu hóa;

 •  Sử dụng kháng sinh quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chức năng đường ruột.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:

 •  Độ tuổi: Hội chứng ruột kích thích thường được tìm thấy ở những người thuộc nhóm tuổi dưới 45

 •  Những người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định.

 •  Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới, do những đặc thù về hormon và cấu tạo đại tràng

 •  Di truyền: Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ hoặc anh chị em bị hội chứng ruột kích thích sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích rất khó để chẩn đoán, đặc biệt các triệu chứng của hội chứng này thường cũng hay là triệu chứng của nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình có thể gặp đó là:

  • Đau bụng

Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn. Đôi khi, người bệnh có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau là do đại tràng co thắt. Bệnh càng lâu năm, đau bụng càng thường xuyên hơn. Mức độ đau thay đổi từ âm ỉ đến quặn thắt, người bệnh có thể đau sau khi ăn thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Hầu hết các cơn đau bụng sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác.

Đọc thêm: Chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

 

Hội chứng ruột kích thích (ibs), hội chứng ruột kích thích là gì

Ảnh minh họa: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

  • Rối loạn đại tiện

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát, lẫn chất nhầy và kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

Một điểm cần lưu ý là phân trong trường hợp này không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn không phải là hội chứng ruột kích thích.

  • Chướng bụng, đầy hơi

Bụng căng to, ậm ạch khó chịu sau khi ăn. Những biểu hiện này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.

  • Lo lắng, mất ngủ

Hội chứng ruột kích thích kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm khiến người bệnh xanh xao, suy nhược, mệt mỏi … Ngoài ra, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh…

Tuy có những triệu chứng rất điển hình về bệnh lý tiêu hóa nhưng khi bệnh nhân đi nội soi thì không có viêm, loét hay xuất huyết đại trực tràng. Các triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bệnh lý nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành mãn tính và gây ra bệnh trĩ, sa trực tràng,… Ngoài ra, người bệnh có thể còn bị rối loạn tâm lý, luôn lo lắng, chán nản dẫn tới suy nhược cơ thể trầm trọng.

Nỗi phiền toái mang tên hội chứng ruột kích thích

Ảnh minh họa: Nỗi phiền toái mang tên hội chứng ruột kích thích

Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng ruột kích thích

Đầu tiên, để trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích thì chế độ ăn uống sinh hoạt là rất quan trọng:

 • Hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản…hoặc những thức ăn khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ,… đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,...

 • Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,... vì dễ gây táo bón. Khi ăn cần phải nhai kỹ, ăn từ từ, không nên ăn quá no.

 • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng,...

Chia sẻ về hội chứng ruột kích thích cùng PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thắng.

Ảnh: Chia sẻ về hội chứng ruột kích thích cùng PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thắng.

 • Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy, có thể xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài.

Phải làm gì để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích?

Cho đến nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích, do đó chưa có một nguyên tắc chuẩn mực nào để phòng tránh bệnh này. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh như:

 • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế ăn đồ dầu mỡ nhiều, hoặc đồ có gia vị chua cay, thực phẩm khó dung nạp lactose,… cố gắng ăn vào một giờ cố định trong ngày, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn để lâu, đồ ăn được bảo quản không tốt…

 •  Uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có ga và các chất kích thích khác như rượu, café…

 • Vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, nên đi bộ ít nhất 30 phút một ngày.

 •  Thư giãn thoải mái, không để tinh thần bị căng thẳng, lo âu quá mức, ngủ đủ giấc hàng ngày.

 • Sử dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không nên uống thuốc bừa bãi.

Điều trị bệnh lý tiêu hóa ở đâu tốt?

Hội chứng ruột kích thích (ibs), hội chứng ruột kích thích là gì

Ảnh: Bác sĩ thăm khám bệnh tại PKĐK Hoàng Long

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về Tiêu hóa và Gan mật hiện đại bậc nhất được hàng nghìn người bệnh tin tưởng:

✅ Sử dụng phương pháp nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hình ảnh bằng công nghệ hiện đại nhất cho phép quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng mà nội soi thường với ánh sáng trắng không thể có được.
✅ Ống dây soi mềm, mỏng, nhẹ,…cam kết người bệnh không hề có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.
✅ Nội soi cực kỳ an toàn, nhanh chóng, phù hợp với mọi đối tượng, cho kết quả chính xác nhất.
✅ Đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

 

Đăng ký khám