Siêu âm nội soi - Kỹ thuật cao giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, gan mật

Siêu âm nội soi chính là một bước phát triển lớn của y khoa trong lĩnh vực nội soi tiêu hoá. Với những ưu điểm nổi bật về mặt hình ảnh, thủ thuật này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán 

1. Siêu âm nội soi là gì?

Siêu âm nội soi (EUS) chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật nội soi và siêu âm. Người ta gắn vào đầu của dây nội soi ống mềm một đầu dò siêu âm tần số cao, với kỹ thuật này chúng ta thu được các hình ảnh siêu âm có độ phân giải cao giúp chẩn đoán và can thiệp những tổn thương về đường tiêu hóa, mật, tụy, các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa. Tuỳ vào vị trí nghi ngờ tổn thương mà đầu dò có thể khảo sát thực quản, dạ dày, tá tràng, mật tuỵ hoặc đi từ hậu môn lên để thăm dò đại tràng. Thời gian thực hiện thủ thuật siêu âm nội soi thường kéo dài 15 – 30 phút.

 

Siêu âm nội soi là gì?

Ảnh minh họa: Siêu âm nội soi là gì?

2. Khi nào thì cần sử dụng siêu âm nội soi ?

Siêu âm nội soi hỗ trợ rất nhiều cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán vì nó nhận biết được chính xác các tổn thương nhỏ do hình ảnh có độ phân giải cao, ảnh thu được chi tiết và rõ nét, nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Vì vậy siêu âm nội soi được ứng dụng nhiều trong các thực hành lâm sàng đặc biệt là tiêu hoá.

Đối với đường tiêu hoá:

• Chẩn đoán ung thư: Chẩn đoán xác định đặc biệt là chẩn đoán giai đoạn các loại ung thư hiệu quả, nhất là ung thư giai đoạn sớm (có thể phân biệt được các tổn thương ung thư xâm lấn đến lớp nào của thành ống tiêu hoá với độ chính xác ~ 1mm) của:

• Thực quản

• Dạ dày

• Đại tràng

• Bóng Vater

•  Các khối u lành tính đường tiêu hoá:

• U cơ

• U dưới niêm mạc

• U mỡ

• Tụy lạc chỗ

• Lạc nội mạc tử cung ở đường tiêu hoá

• U nang

•  Sự lan rộng của tổn thương viêm ở thành tiêu hoá như: Áp xe, bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng chảy máu.

• Các bất thường, dị dạng mạch máu đường tiêu hoá:

• Vị trí mạch máu bị chảy ở đáy ổ loét

• Giãn tĩnh mạch quanh thực quản, dạ dày trong xơ gan.

Đường mật

• Ung thư đường mật

• Ung thư túi mật

• Sỏi đường mật ngoài gan

• Sỏi túi mật

• U lành tính đường mật và túi mật

• Polyp ống mật và túi mật

Tuỵ

• Ung thư tuỵ

• U nội tiết tuỵ

• Nhầy nhú tuỵ

• Viêm tuỵ cấp

• Viêm tuỵ mạn

• Viêm tụy tự miễn

• Các tổn thương dạng nang ở tuỵ

Trung thất

• U ác tính trung thất

• U lành tính trung thất

• Hạch trung thất

Các chỉ định khác có sự trợ giúp của siêu âm nội soi:

• Chọc hút mủ dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi tụy, ống tiêu hoá, trung thất.

• Sinh thiết dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi.

• Dẫn lưu nang giả tuỵ dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi.

• Xơ hóa nang tụy dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi.

• Tiêm hoá chất vào tổn thương ung thư dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi.

• Dẫn lưu áp xe khung chậu dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi.

• Phá huỷ đám rối thần kinh tụy điều trị giảm đau qua siêu âm nội soi.

• Xác định vị trí mạch máu của xuất huyết tiêu hoá

3. Lưu ý cho bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật siêu âm nội soi

Để chuẩn bị thăm khám, bệnh nhân không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong sáu giờ trước khi khám.

Trước khi chuẩn bị thực hiện siêu âm nội soi, bệnh nhân được dùng thuốc tiền mê để giúp họ thư giãn và giảm đau. Sau khi hoàn thành thủ thuật, cũng giống như nội soi tiền mê, bệnh nhân vẫn ở nghỉ ngơi cho đến khi thuốc tiền mê hết tác dụng. 

Bệnh nhân không nên lái xe sau thủ thuật để đảm bảo an toàn 

Lưu ý cho bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật siêu âm nội noi

Ảnh minh họa: Lưu ý cho bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật siêu âm nội noi

4. Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm siêu âm nội soi

Biến chứng khi thực hiện siêu âm nội soi rất hiếm, tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn có thể gặp những hiện tượng như: 

• Viêm tụy

• Xuất huyết dạ dày

• Rách niêm mạc hoặc thủng dạ dày, ruột (rất hiếm gặp)

• Phản ứng với thuốc tiền mê

Chính vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ để thực hiện siêu âm nội soi là rất quan trọng. Các cơ sở y tế có đầu tư các trang thiết bị tân tiến, hiện đại; tay nghề bác sĩ có chuyên môn cao sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra các biến chứng khi thực hiện thủ thuật.

► Đọc thêm: ARFI – kỹ thuật siêu âm đo độ xơ hóa gan an toàn, chính xác, hiệu quả nhất hiện nay

5. Nên thực hiện siêu âm nội soi ở đâu?

Siêu âm nội soi hiện nay đã được trang bị tại các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, trong đó có Phòng khám Đa khoa Hoàng Long.

Bộ xử lý siêu âm thế hệ mới Sonart  

Ảnh minh họa: Bộ xử lý siêu âm thế hệ mới Sonart  

Bộ xử lý siêu âm thế hệ mới Sonart H tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long được trang bị công nghệ xử lý hình ảnh độc quyền hỗ trợ chẩn đoán chính xác với nhiều chế độ hình ảnh độ phân giải cao. Được sử dụng kết hợp với máy nội soi siêu âm quét xuyên tâm và quét hình dẻ quạt.

Bên cạnh đó, với đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia tiêu hóa đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E,…sẽ giúp các bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long 

-------------------------------------------------------------

𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂́𝒎 đ𝒂 𝒌𝒉𝒐𝒂 𝑯𝒐𝒂̀𝒏𝒈 𝑳𝒐𝒏𝒈

Cơ sở 1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa,Hà Nội. SĐT: 024 6281 1331

Cơ sở 2: Tầng 18, tòa tháp Coninco, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 024 3202 2331

𝒁𝒂𝒍𝒐: 0986954448

𝑯𝒐𝒕𝒍𝒊𝒏𝒆: 1900 8904

𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: http://hoanglongclinic.vn


Đăng ký khám