Nguy cơ chuyển biến thành ung thư từ barrett thực quản

PKHL- Barrett thực quản – tên bệnh nghe có vẻ lạ lẫm dạo gần đây đang có xu hướng gia tăng. Ngày càng nhiều bệnh nhân, đặc biệt là ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) mạn tính được chẩn đoán mắc barret thực quản. Có thể nói, barrett thực quản chính là một trong những biến chứng của trào ngược và có nguy cơ ác tính hóa thành ung thư thực quản.

 

Nguy cơ chuyển biến thành ung thư từ barrett thực quản

Ảnh minh họa: Nguy cơ chuyển biến thành ung thư từ barrett thực quản

Anh T.N.Cương (sinh năm 1976) đáp chuyến bay từ Cần Thơ về Hà Nội để đến khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long. Cầm trên tay kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Cần Thơ kết luận có barrett thực quản, anh "Thực sự hoang mang không hiểu barrett là gì, có nguy hiểm không? Sau lộ trình điều trị trào ngược và quét barrett thực quản, tôi đã giảm hẳn các triệu chứng đau tức ngực, ợ nóng do trào ngược gây ra. Cùng với đó là barrett thực quản đã được loại bỏ hoàn toàn."
 

Barrett thực quản là gì?

Thực quản là một ống cơ mà bề mặt của nó được phủ bởi một lớp niêm mạc hình vẩy, nhẵn, và có màu hơi hồng nhạt. Khi lớp niêm mạc thực quản tại vị trí tiếp giáp với niêm mạc của dạ dày bị biến đổi, màu sắc trở nên đỏ sẫm giống màu của niêm mạc dạ dày thì được xác định đó là barrett thực quản.

 

barret thực quản, hình ảnh barret thực quản, barret thực quản là bệnh gì

Ảnh: Barrett thực quản là gì?

 

Nguyên nhân dẫn tới barrett thực quản.

Barrett thực quản được coi là một biến chứng sinh ra do trào ngược dạ dày - thực quản. Theo thống kê, có khoảng 10% người có triệu chứng trào ngược điển hình có xuất hiện barrett thực quản trên hình ảnh nội soi. Đây là dạng tổn thương tiền ung thư, và có nguy cơ biến chuyển thành ung thư khá cao.

Ngoài nguyên nhân thường thấy ở những người trào ngược, barrett thực quản còn được xác định qua những nguyên nhân ở một số đối tượng như:

• Người thừa cân, béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày thực quản, từ đó xác suất bị barrett cũng nhiều hơn.

Chế độ ăn uống: người có thói quen sử dụng thuốc lá, bia rượu được đánh giá là có yếu tố mắc barrett cao hơn;

Chủng tộc và gen: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người da trắng có tỉ lệ mắc trào ngược cao hơn những chủng tộc khác.

Làm sao để phát hiện barrett thực quản.

Theo GS.TS Đào Văn Long - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Người sáng lập Phòng khám Đa khoa Hoàng Long – Phòng khám chuyên sâu điều trị tiêu hóa, gan mật: "Barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản. Barrett đoạn dài (trên 2cm) có nguy cơ tiến tiển thành ung thư cao hơn barrett đoạn ngắn.”.

Tuy nhiên, rất ít người biết đến barrett thực quản. Bệnh lý này cũng không phải là bệnh lý đơn lẻ mà nhiều người chủ động thăm khám. Barrett chủ yếu được phát hiện thông qua nội soi khi người bệnh đi khám tiêu hóa và có chỉ định nội soi dạ dày thực quản.

 

Do đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần chủ động đi khám để có hướng điều trị kịp thời. Bởi triệu chứng của barrett rất giống các triệu chứng của trào ngược hoặc triệu chứng của viêm thực quản. Thông qua hình ảnh nội soi, đặc biệt là nội soi nhuộm màu ảo, bác sĩ sẽ phát hiện ra tổn thương này.

Làm sao để phát hiện barrett thực quản

Ảnh minh họa: Làm sao để phát hiện barrett thực quản

Các triệu chứng điển hình sau đây được cho là có liên quan mật thiết tới căn bệnh barrett thực quản. Đó là:

Ho, viêm họng

Thường xuyên ợ nóng, ợ chua khó chịu.

Nuốt nghẹn, nuốt vướng.

Đau tức ngực, khó thở.

Đi ngoài ra phân đen, phân nát.

Thậm chí nếu bị nặng, người bệnh có thể nôn ra máu hoặc chất lỏng có màu cà phê.

Lúc này, để đánh giá chính xác và xác định tổn thương barrett thực quản, ngoài nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tế bào. Nếu có loạn sản, người bệnh sẽ được chủ động tầm soát, theo dõi sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư. Trong trường hợp các tế bào tiền ung thư được phát hiện sớm thì có thể được điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư thực quản.

 

Barrett thực quản có tự khỏi được không?

Như trên đã nói, barrett thường sinh ra do trào ngược dạ dày thực quản lâu năm tạo thành. Do đó, Barrett thực quản bản thân nó không thể tự khỏi. Nếu người bệnh vẫn còn trào ngược thì khả năng tái phát barrett là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy Barrett thực quản có chữa khỏi không?

Thông thường, barrett thực quản đoạn dài (kích thước trên 2cm kể từ ranh giới giữa dạ dày và thực quản) có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn barrett đoạn ngắn, kích thước nhỏ. Để loại bỏ barrett, bác sĩ sẽ:

• Tiến hành cắt bỏ đoạn thực quản đó bằng phương pháp phẫu thuật;

• Sử dụng sóng cao tần để đốt tổn thương này;

• Quét đốt barrett thực quản bằng phương pháp Argon Plasma

Các phương pháp này có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế. Đối với những barrett không quá lớn có thể quét đốt bằng phương pháp Argon Plasma. Đây là phương pháp được đánh giá là nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt, người bệnh xuất viện ngay trong ngày, an toàn, chi phí điều trị phải chăng. Đa phần người bệnh sau một thời gian kết hợp điều trị bằng thuốc và tuân thủ lịch tầm soát định kỳ đều cho kết quả khả quan sau tái khám.

Đo áp lực thực quản - kỹ thuật mới tại PK Hoàng Long giúp chẩn đoán chính xác trào ngược

Ảnh - Đo áp lực thực quản - kỹ thuật mới tại PK Hoàng Long giúp chẩn đoán chính xác trào ngược

Cần làm gì sau quét barrett thực quản để ngăn chặn nguy cơ ung thư.

Sau khi quét barrett thực quản, để ngăn chặn nguy cơ ung thư tiến triển và duy trì sức khỏe ổn định, GS.TS Đào Văn Long có một số lời khuyên như sau:

Tuyệt đối không tự điều khiển các phương tiện giao thông cá nhân sau khi quét barrett;

Sử dụng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (tốt nhất là cháo nấu nhuyễn, kết hợp với rau xanh) trong vòng 3 ngày kể từ ngày quét;

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn uống thức ăn có nhiều chất chua, cay, nóng;

Không nên ăn các thực phẩm khi còn nóng trong vòng 3 ngày đầu quét barrett.

Uống nhiều sữa để bổ sung vitamin;

Nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng; không đi bộ nhiều;

Tuân thủ lịch uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, để tầm soát ung thư thì có rất nhiều cách, mà quan trọng nhất là sự chủ động thăm khám của người bệnh khi có bất kỳ biểu hiện bệnh lý nghi ngờ. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì ung thư không còn là mối nguy khó lường, ngay cả đối với những loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất như ung thư thực quản.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám