Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gan thoái hóa mỡ

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và duy trì tập thể dục hàng ngày là phương pháp tốt nhất đối với người bị gan nhiễm mỡ không do rượu, gan thoái hóa mỡ.

Chuyên gia đầu ngành tiêu hóa - GS.TS Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Thành viên sáng lập Phòng khám Đa khoa Hoàng Long lưu ý với những bệnh nhân bị gan thoái hóa mỡ một số nguyên tắc như sau, để đảm bảo có một lá gan khỏe mạnh.

Nên ăn ít hơn một chút so với sức ăn của bản thân.

Nên ăn ít hơn một chút so với sức ăn của bản thân. Ví dụ: một người có sức ăn 10 chỉ nên duy trì ở mức 8-9, và nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhằm giảm áp lực cho gan phải "làm việc vất vả" cùng một lúc.

Bên cạnh đó, khẩu phần ăn cần hạn chế đường, chất béo, muối và rượu. Tập thể dục bằng cách vận động vừa phải, trung bình 1 giờ mỗi ngày (tối thiểu là 30 phút).

Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ

Ảnh: Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ

Xem thêm: Thế nào là gan nhiễm mỡ không do rượu?

Thành phần năng lượng trong khẩu phần ăn (tính bằng calo)

• Tịnh bột, đường (chiếm 4565%); Các loại ngũ cốc còn cám, rau, củ, quả, đậu, hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường Fructose (ví dụ: đồ ăn nhanh của các nước Anh-Mỹ, Siro ngô)

• Chất béo (3045%): sử dụng các loại dầu thực vật (dầu olive, dầu hướng dương…), các loại các da trơn, dầu cá, hạn chế sử dụng mỡ động vật

• Đạm (chiếm 1035%): sữa không có hoặc ít chất béo, thịt gia cầm, cá tôm, đạm từ thực vật như đậu phụ…hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó…

Siêu âm là một trong nhưng phương pháp phát hiện gan nhiễm mỡ

Siêu âm là một trong nhưng phương pháp phát hiện gan nhiễm mỡ

Một số lưu ý trong việc thực hiện các chế độ ăn:

• Duy trì việc cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng nhiều loại thực phẩm trong các nhóm thức ăn cơ bản như đã nói ở trên

•  Kiểm soát chế độ ăn để đảm bảo duy trì cân nặng cơ thể một cách hợp lý

•  Hoạt động thể dục hàng ngày

•  Tăng cường rau xanh, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa không có hoặc chứa ít chất béo

•  Lựa chọn các loại đường tốt cho cơ thể

• Hạn chế muối

•  Hạn chế bia rượu và các thức uống có cồn

•  Sử dụng mỗi ngày từ 1 - 2 ly café

•  Đảm bảo thực phẩm tươi, sạch

Một số lưu ý khi thực hiện các chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ

Ảnh minh họa: Một số lưu ý khi thực hiện các chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ

Bên cạnh chế độ ăn và tập luyện, người bệnh bị gan thoái hóa mỡ có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhau để tăng thêm hiệu quả điều trị. Việc chỉ định liệu pháp điều trị như thế nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ mà không nên tự ý điều trị.

Để được liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu điều trị về các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, vui lòng liên hệ thông tin phòng khám để nhận được tư vấn tốt nhất.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám