Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày, nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người mắc ung thư dạ dày cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị ung thư dạ dày nên ăn gì và không được ăn gì?

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Điều cơ bản trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.  Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần điều trị thành công.

► Đọc thêm: Ung thư dạ dày

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (được hầm nhừ, hoặc xay nát) để hệ tiêu hóa bớt phải hoạt động. Một số loại thực phẩm người bị ung thư dạ dày nên bổ sung như:

• Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa.

• Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đa làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.

• Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cá ngừ, hạt cải, hạt óc chó, dầu ô liu, quả bơ…

ung thư dạ dày nên ăn gì, ung thư dạ dày không nên ăn gì, không được ăn gì, tầm soát ung thư sớm

Ảnh minh họa: người bị ung thư dạ dày nên ăn gì?

• Tinh bột: Người bệnh Ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa mỳ, hạt lúa mạch… các loại củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…

• Rau củ quả tươi: Các loại rau quả tươi đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao, hạn chế việc làm mất, giảm bớt lượng Vitamin trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản. Rau quả cung cấp rất nhiều lượng Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

• Các loại nấm: Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại nấm bởi trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch. Trong nấm còn có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại nấm nên dùng như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo... Người bệnh có thể xào, nấu súp nấm.

Ung thư dạ dày không được ăn gì?

Bệnh cạnh những khuyến nghị về chế độ ăn uống đối với người mắc ung thự dạ dày, thì người bệnh cũng cần quan tâm đến việc ung thư dạ dày kiêng ăn gìCó rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

• Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt...

• Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè...

• Đồ ăn lên men như: dưa chua, hành muối,…

• Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.

• Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

• Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,...

• Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày

Ảnh minh họa: Chế độ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày

► Đọc thêm: Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Một số lưu ý cho người bị ung thư dạ dày

Các loại thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không có chất bảo quản.

• Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn và cách chế biến tránh trùng lặp để người bệnh luôn có cảm giác ăn ngon miệng, chia thành nhiều bữa trong ngày để giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt.

• Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, thức ăn nên được xay nhuyễn, ninh nhừ,…

• Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám và tầm soát ung thư dạ dày sớm là một việc vô cùng quan trọng.

ung thư dạ dày nên ăn gì, ung thư dạ dày không nên ăn gì, không được ăn gì, tầm soát ung thư sớm

Ảnh: Nội soi dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế chuyên sâu về tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên cả nước tin tưởng lựa chọn nhờ:

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại bậc nhất trên thế giới với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần; máy siêu âm nội soi SU1 thế hệ mới giúp phát hiện, đánh giá những tổn thương ung thư sớm nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được.

► Đọc thêm: Quy trình nội soi dạ dày tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E,… sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh khi đến khám và điều trị tại đây.  

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage:  www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám