“Bỏ túi” những lời khuyên cho người đau thượng vị dạ dày nên ăn gì

PKHL- Vitamin K được khuyến cáo là nên dùng đối với người đau thượng vị dạ dày. Cũng như vậy, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất kết hợp với lối sống lành mạnh cũng góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do đau thượng vị dạ dày gây ra. Bài viết dưới đây hy vọng là một gợi ý hữu ích giúp người bị đau thượng vị dạ dày nên ăn gì.

Bỏ túi một số thực phẩm có lợi cho người đau thượng vị dạ dày.


Câu hỏi được nhiều người quan tâm thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh đau dạ dày

Ảnh minh họa: Câu hỏi được nhiều người quan tâm thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh đau dạ dày

Đau thượng vị dạ dày là tình trạng khi lượng axit dịch vị trong dạ dày tăng cao, gây ra sự mất cân bằng giữa nồng độ axit và các lớp bảo vệ dạ dày. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, trong đó ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng hút và trung hòa axit dịch vị chính là phương thuốc hữu hiệu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau thượng vị dạ dày. 

Bác sĩ dinh dưỡng khuyên bạn nên “bỏ túi” một số loại thực phẩm có lợi như sau:
•    Khoai lang: có hàm lượng tinh bột lớn giúp bọc niêm mạc dạ dày. Khi đi vào cơ thể, tinh bột chuyển hóa thành glucose giúp nhu động ruột co bóp, nhuận tràng, hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, các chất xơ trong khoai lang cũng giúp trung hòa dịch tiết trong dạ dày.
•    Vitamin K: Vitamin K có trong bắp cải, rau húng quế, cải xoăn, mù tạt, mùi tây, bông cải xanh, măng tây, cần tây, dưa chuột, xà lách, cà rốt, v.v… giúp bảo vệ lớp màng nhầy trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hình hình các ổ viêm loét của dạ dày cũng như các cơ quan nội tạng khác. 
•    Bánh mì, bánh quy: bánh này khi đi vào cơ thể có khả năng thấm hút axit dịch vị rất tốt. Do đó, nó được khuyến cáo là thực phẩm nên dùng cho người bị đau thượng vị dạ dày.
•    Dầu olive: Dầu olive giúp kích hoạt mật hoạt động, làm giảm cảm giác đau tức vùng thượng vị dạ dày. Do đó, nhiều bệnh nhân cũng được BS khuyên nên uống 1 thìa café olive mỗi ngày.
•    Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, các loại thức ăn hầm ít gia vị: giúp làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Từ đó giảm thiểu các cơn đau từ thượng vị tới đại tràng.
•    Nước dừa: Do chứa nhiều các hoạt chất điện phân, Ca, Ka, Mg… và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nên nước dừa được cho là một loại nước tốt cho hệ tiêu hóa, có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
•    Một số thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, táo đỏ giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm đau cho người bệnh.

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

Ảnh minh họa: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì cho hiệu quả

•    Đồ ăn nên thái nhỏ, luộc, hấp chín kỹ, mềm để làm giảm gánh nặng hoạt động cho hệ tiêu hóa; 
•    Ăn chậm, nhai kĩ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày;
•    Ăn làm nhiều bữa trong ngày, giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được axit;
•    Không ăn thực phẩm khô, cứng, không ăn cơm chan canh để tránh việc nhai không kỹ, nuốt không kịp nhai;
•    Không nên ăn đồ ăn quá nóng, hoặc quá lạnh khiến dạ dày phải co bóp mạnh, ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa.
•    Sau ăn không nên vận động mạnh mà nên duy trì trạng thái nghỉ ngơi để tránh dạ dày phải làm việc quá sức.

Phòng Khám Đa khoa Hoàng Long - địa chỉ khám tiêu hóa uy tín

Ảnh - Phòng Khám Đa khoa Hoàng Long - địa chỉ khám tiêu hóa uy tín

Như vậy, đau thượng vị dạ dày nên ăn gì là mối quan tâm chung của rất nhiều người có bệnh lý về dạ dày. Chúng ta nên kết hợp sử dụng những thực phẩm tác dụng tích cực hàng ngày với nhau và tránh xa các thực phẩm kích thích niêm mạc các cơ quan tiêu hóa. 
Người đau thượng vị dạ dày cần “bỏ túi” những nguyên tắc dinh dưỡng sau để tránh cho mình những thực phẩm không có lợi cho dạ dày, như: thực phẩm cay nóng, thực phẩm muối chua, thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh; các loại đồ ăn nhanh, chiên giòn xào rán nhiều dầu mỡ; đồ uống có ga, có chất kích thích…
Bên cạnh đó, mỗi chúng ta nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Đồng thời, tránh cho mình rơi vào trạng thái mất ngủ, căng thẳng, stress kéo dài. Việc thức khuya, thường xuyên chịu áp lực gây ra stress cũng khiến cho cơ thể sinh đau thượng vị hay khiến bệnh trở nên nặng thêm. 
Tuy nhiên, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng cũng chỉ là một trong những phương pháp để cải thiện tình trạng đau thượng vị dạ dày. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày, người bệnh nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ khám và tư vấn kịp thời.
Phòng khám Đa khoa Hoàng Long được biết đến là phòng khám tư nhân tại Hà Nội chuyên sâu trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật. Tại đây, chúng tôi trang bị rất nhiều các thiết bị thuộc chuyên ngành tiêu hóa phục vụ cho việc khám và điều trị. Bên cạnh đó, đội ngũ Giáo sư, bác sĩ có chuyên môn cao được đào tạo bài bản trong lĩnh vực nội tiêu hóa chắc chắn sẽ làm hài lòng người bệnh.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám