Polyp đại tràng có tiến triển thành ung thư không?

PKĐKHL - Polyp thường xuất hiện trong đại tràng, dạ dày với số lượng từ vài cái cho đến hàng nghìn cái. Tình trạng bệnh lý này khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của tình trạng tổn thương này. Vậy Polyp đại tràng có tiến triển thành ung thư không? Hãy cùng tiềm hiểu điều này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Polyp đại tràng là gì? Polyp đại tràng có phải là ung thư không?

Polyp đại tràng là một khối các tế bào có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng tiến triển thành ung thư nếu như không được điều trị kịp thời.

Polyp đại tràng là gì? Polyp đại tràng có phải ung thư không?

Ảnh minh họa: Polyp đại tràng là gì? Polyp đại tràng có phải ung thư không?

Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trong cơ thể như dạ dày, ruột non, đại trực tràng. Một người mắc bệnh này có thể có hàng chục, hàng trăm thậm chí có đến hàng nghìn polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng và có thể kèm theo hàng chục polyp khác ở ruột non, dạ dày.

2. Polyp đại tràng có biểu hiện như thế nào?

Tùy thuộc vào vị trí của khối polyp mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.

•  Dễ bị tiêu chảy;

•  Có người bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón;

•  Có người đi ngoài phân có lẫn máu;

•  Có một số ít trường hợp đi ngoài bình thường nhưng lại có biểu hiện đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng;

•  Có một số bệnh nhân có biểu hiện giống viêm dạ dày mạn tính với triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu;

Khi số lượng polyp trong đại tràng quá nhiều, cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột già có polyp để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư đại tràng.

Với số lượng polyp không quá nhiều, từ 5 - 6 khối polyp thì có thể cắt bỏ triệt để qua nội soi đại tràng.

Polyp đại tràng có biểu hiện như thế nào?

Ảnh minh họa: Polyp đại tràng có biểu hiện như thế nào?

Polyp đại tràng có mức độ phổ biến cao hơn bệnh polyp dạ dày, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 - 6% dân số. Những yếu tố làm khởi phát bệnh như là:

•  Yếu tố cơ địa.

•  Do di truyền.

•  Tuổi cao, trên 60 tuổi.

•  Người béo phì.

•  Hút thuốc lá.

•  Uống nhiều bia rượu.

•  Chế độ ăn nhiều chất béo.

•  Thiếu chất xơ.

•  Thiếu calcium.

Polyp đại tràng có hai dạng thường gặp đó là polyp tăng sản và polyp tuyến

Polyp tăng sản:

•  Dạng này thường có kích thước nhỏ.

•  Hay gặp ở đoạn cuối của đại tràng: trực tràng và đại tràng Sigma.

•  Dạng polyp tăng sản rất ít khi trở thành ác tính.

Polyp tuyến:

Có tới 2/3 tổng số polyp đại tràng là polyp tuyến. Đa số chúng không phát triển thành ung thư, mặc dù chúng có tiềm năng này. Polyp tuyến lại thường được phân loại theo kích thước, hình dáng và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.Polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Vì vậy các khối polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn.

Rất khó để phân biệt hai dạng polyp này nếu chỉ dựa trên hình ảnh nội soi, do đó các polyp tăng sản vẫn được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học giống như polyp tuyến.

Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để phát hiện polyp đại tràng và tiến hành cắt bỏ khi phát hiện ra chúng. Ngoài ra, phương pháp chụp đại tràng cản quang cũng có thể phát hiện các khối polyp mặc dù độ chính xác không cao lắm.

3. Cách điều trị polyp đại tràng

Cách điều trị polyp nói chung là tiến hành cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi, nếu phát hiện ra có polyp. Nếu polyp quá to không thể cắt bằng nội soi, bác sĩ sẽ xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.

Nội soi vừa có thể chẩn đoán vừa có thể điều trị polyp nếu kích thước không quá lớn

Ảnh minh họa: Nội soi vừa có thể chẩn đoán vừa có thể điều trị polyp nếu kích thước không quá lớn

Với những polyp to ở đại tràng đã chuyển sang ung thư giai đoạn sớm nếu khối polyp không quá to và chưa dính sâu vào thành ruột già thì bác sĩ vẫn có thể cắt được. Nếu ung thư xâm lấn gây ảnh hưởng đến các đoạn của ruột già thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ chúng.

Sau khi cắt polyp thành công qua nội soi, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nội soi kiểm tra lại trong vòng 3 - 6 tháng sau đó. Nếu bệnh nhân ổn định, sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra trong vòng 1 - 3 năm tiếp theo. Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện polyp tái phát, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối polyp tái phát qua nội soi.

Đọc thêm: Đã cắt polyp đại tràng có mọc lại không?

4. Cách phòng tránh polyp đại tràng

•  Không nên hút thuốc lá.

•  Không uống rượu bia.

•  Tăng cường tập thể dục.

•  Tránh tình trạng béo phì.

•  Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.

•  Hạn chế ăn chất béo và thịt có màu đỏ.

•  Bổ sung thêm calcium từ thức ăn và sữa.

Như vậy, polyp không phải là ung thư và đa phần là lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể hóa ác tính thành ung thư, do đó khi phát hiện có polyp cần phải được điều trị kịp thời và theo dõi để phòng tránh bệnh chuyển thành ung thư.

Đại tràng và dạ dày là hai cơ quan thường xuất hiện polyp nhất. Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng vừa giúp chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị polyp tốt nhất hiện nay. Với những trường hợp khối polyp lớn, không thể cắt qua nội soi, sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.

Cắt polyp đại tràng an toàn, hiệu quả, không đau tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh minh họa: Cắt polyp đại tràng an toàn, hiệu quả, không đau tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về tiêu hóa. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại phòng khám bởi dịch vụ chăm sóc tận tình, kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám