Ăn rồi có nội soi dạ dày được không?

(PKHL) - Ăn rồi có nội soi dạ dày được không? Nhiều người trót ăn sáng rồi nhưng muốn đi khám và nội soi dạ dày thì câu trả lời là gì? Bác sĩ Hoàng Long sẽ giải đáp thắc mắc cho quý vị!

Câu hỏi: Sáng nay cháu định đi nội soi dạ dày nhưng do không để ý nên cháu đã ăn 1 bát cháo lúc 6 giờ sáng. Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu ăn rồi có nội soi dạ dày được không ạ? (Bạn H.Anh, 25 tuổi, Hà Nội)


Câu hỏi thường gặp ăn rồi có nội soi dạ dày được không?
Ảnh minh họa: Câu hỏi thường gặp ăn rồi có nội soi dạ dày được không?

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Phòng khám Đa khoa Hoàng Long. Phòng khám xin trả lời bạn như sau:
Ăn rồi có nội soi dạ dày được không là một thắc mắc rất phổ biến đối với những người chuẩn bị nội soi dạ dày. Câu trả lời là ăn rồi KHÔNG NÊN nội soi dạ dày. Để giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể và chi tiết, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc ăn uống khi nội soi dạ dày, tại sao không nên nội soi sau khi ăn no trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa ống nội soi có gắn camera vào dạ dày thực quản để quan sát, phát hiện các tổn thương ở đường tiêu hóa trên. Kỹ thuật này cho phép các bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày, HP dạ dày hay ung thư dạ dày...
Như vậy có thể thấy trả lời cho câu hỏi "ăn rồi có nội soi dạ dày được không" trong trường hợp này là KHÔNG. Bởi, nếu trong dạ dày còn thức ăn thì việc quan sát các tổn thương sẽ khó khăn và thiếu chính xác. Hơn nữa, nếu bạn bị nôn ọe trong quá trình nội soi thì thức ăn còn trong dạ dày có thể gây khó khăn, hạn chế khả năng quang sát của Bác sĩ cũng như nguy cơ tắc nghẽn đường thở. 

Lưu ý về ăn uống trước khi nội soi dạ dày
-    Ăn rồi có nội soi dạ dày được không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Người bệnh nên ăn uống cách càng xa thời điểm nội soi dạ dày càng tốt. Thời gian tối thiểu người bệnh nên ăn là trước khi nội soi từ 6 đến 8 giờ.
-    Trước ngày nội soi, người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, các món hầm ít đạm. Nếu người bệnh thấy đói, có thể uống nước lọc, nước dừa hay bổ sung thêm nước ép những loại không màu như nước ép bưởi hay ổi, dưa chuột hay dưa lê…
-    Không uống các loại đồ uống có màu như café, nước ép quả đậm màu.
-    Đối với trường hợp người bệnh nội soi gây mê thì việc không ăn và uống tuyệt đối trong vòng 6 đến 8 giờ là cần thiết.
-    Thực hiện nội soi vào buổi sáng sẽ là thuận lợi nhất vì khi đó thức ăn đã được tiêu hóa hết sau một đêm, đủ thời gian không ăn trước khi tiến hành, người bệnh sẽ không phải nhịn đói quá lâu.

Nên để bụng rỗng khi đi nội soi dạ dày
Ảnh - Nên để bụng rỗng khi đi nội soi dạ dày

Lưu ý về ăn uống sau khi nội soi dạ dày
-    Mặc dù đã không ăn uống sau một quãng thời gian tương đối dài trước đó, người bệnh tiếp tục không nên ăn uống trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ sau khi nội soi. Phòng trường hợp khi tư vấn phác đồ điều trị, Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số các xét nghiệm thăm dò chức năng khác. Ví dụ như: test thở C13, Đo áp lực thực quản,...
-    Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, chướng bụng nhẹ, đau bụng, đau và hơi rát họng. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng vì cảm giác này sẽ giảm và dần biến mất. 
-    Sau khi nghỉ ngơi khoảng 2 giờ, người bệnh có thể ăn những thức ăn mềm như cháo, súp hay các món canh với thực phẩm đã được hầm kỹ và ninh nhừ. 
-    Người bệnh sẽ có cảm giác đói sau thời gian dài phải nhịn ăn. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý không ăn nhanh, ăn nhiều, kể cả thức ăn mềm như ở trên cũng nên ăn từ từ và nạp dần vào cơ thể trong một khoảng thời gian, thực hiện giãn cách giữa các bữa từ 3 đến 4 giờ.

Ăn rồi có nội soi dạ dày được không?

Ảnh minh họa: Ăn rồi có nội soi dạ dày được không?

Ngoài việc lưu ý ăn rồi có nội soi dạ dày được không thì người bệnh cần lưu ý thêm những điểm sau đây để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau đó:
-    Không ăn các loại đồ ăn cứng, khó tiêu như ngô rang, hay mực khô, măng… Những đồ ăn này khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn, lâu hồi phục
-    Không ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều axit như cam, chanh, chanh dây hay dứa, các loại đồ ăn cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ.
-    Không ăn các loại rau của quả lên men như dưa, cà muối, kim chi, dưa góp hay các món sống như nộm hay món tái.
-    Không sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá hay café, nước ngọt có gas…
-    Sử dụng các loại thực phẩm sạch tươi, chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ những bất thường phát sinh. 

Nên ăn những thực phẩm nhẹ như cháo tối hôm trước để nội soi 

Ảnh minh họa: Nên ăn những thực phẩm nhẹ như cháo tối hôm trước để nội soi 

Hy vọng câu trả lời cho thắc mắc của bạn: "ăn rồi có nội soi dạ dày được không" đã phần nào giúp bạn có được thông tin trước khi khám tiêu hóa. Để nhận được những tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Phòng khám Đa khoa Hoàng Long theo thông tin như sau:

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám