Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có những biểu hiện như thế nào

Câu hỏi:

Kính chào GS.Đào Văn Long, tôi nghe nói, các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản nhiều khi giống với một số bệnh lý khác, nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Vậy khi nào thì nên đi khám trào ngược, thưa GS? (Phạm Huy Hùng, Bắc Giang)

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới PKĐK Hoàng Long. Tôi xin trả lời bạn như sau: Rất nhiều bệnh nhân khi có các triệu chứng như đau họng, đau tim, sâu răng... thường không nghĩ mình bị trào ngược mà thường đi khám và điều trị các bệnh khác. Khi đến khám tại Phòng khám của chúng tôi thì bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã trở nên trầm trọng. Bởi vậy, khi có những triệu chứng như liệt kê dưới đây, rất có thể bạn đã bị trào ngược.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh minh họa: Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng tại thực quản

Triệu chứng tại thực quản bao gồm các dấu hiệu thường gặp như nóng rát, ợ chua và ợ ra thức ăn, nuốt khó và nuốt đau. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng sút cân ăn không ngon, mất ngủ, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, hen suyễn. Một số triệu chứng thường gặp trong GERD có thể được mô tả như sau:

• Nóng rát sau xương ức lan lên phía cổ họng, đôi khi lan ra sau lưng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, nhất là các bữa ăn có nhiều gia vị. Triệu chứng này xuất hiện về đêm làm bệnh nhân thức giấc.Chẩn đoán GERD được xác định khi ợ nóng xuất hiện 2 lần/ 1 tuần nhưng nó không giúp tiên lượng bệnh.

• Ợ chua và ợ ra thức ăn thường kèm theo ợ nóng, đôi khi có nôn. Ợ chua sau khi ăn và nặng thêm khi cúi xuống hoặc nằm. Đây là triệu chứng gợi ý chẩn đoán.

• Nuốt khó và nuốt đau: gặp 30% các bệnh nhân trào ngược, thường gặp ở những bệnh nhân ợ nóng lâu ngày. Nuốt đau gặp khi niêm mạc thực quản bị tổn thương nặng.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như thế nào?

Ảnh minh họa: Người bị trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như thế nào?

► Đọc thêm: Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán sớm bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

Triệu chứng ngoài thực quản

Các triệu chứng ngoài thực quản bao gồm chứng đau ngực không do tim, ho kéo dài, hen, viêm phổi vô căn, bệnh về tai mũi họng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, bệnh về răng như mòn răng, hôi miệng...

Chứng đau ngực không do tim: là biểu hiện thường gặp và là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 làm cho bệnh nhân đi khám bệnh.Điều tra cho thấy 23,9% nam giới và 22,4% nữ giới bị triệu chứng này. Đo pH thực quản đã xác định 50% đau ngực không do tim có liên quan đến GERD. Bệnh nhân đau ngực không do tim nếu do GERD sẽ đáp ứng rất tốt với điều trị thử bằng PPI.

Các bệnh đường hô hấp có liên quan với GERD: trong các bệnh lý hô hấp ho kéo dài và hen là thường gặp nhất.

          - Ho kéo dài do GERD là ho kéo dài trên 8 tuần. Khoảng 30% (từ 5-41%) các trường hợp ho kéo dài là do GERD. Khi điều trị bằng thuốc ức chế acid, triệu chứng giảm đi khá nhanh.

          - Hen phế quản: ước đoán trên 30% các trường hợp hen có thể là do trào ngược. Co thắt phế quản xảy ra khi có sự xâm nhập của dịch dạ dày với acid và pepsin vào phổi hoặc do kích thích từ nhánh phế vị thực quản được truyền tới hệ hô hấp.

Bệnh lý tai mũi họng có liên quan đến GERD như viêm thanh quản, khàn giọng, ho, loét dây thanh âm, u hạt. GERD cũng gây ra viêm xoang và viêm tai giữa. Tác giả Nishimura và cộng sự đã đưa ra phân loại đánh giá tác động của GERD với hầu họng và thanh quản như sau:

        - Độ 0: Bình thường

        - Độ I: có sung huyết nhẹ ở sụn phễu

        - Độ II: phù nề mạnh ở sụn phễu và phù nề nhẹ ở thành sau thanh môn hoặc sung huyết nhẹ ở hầu họng và thanh quản.

        - Độ III: Sung huyết mạnh ở hầu họng và thanh quản hoặc có tổ chức hạt ở dây thanh âm.

        - Độ IV: sẹo gây hẹp ở thanh quản

Bệnh lý răng miệng: Tác động lớn nhất của GERD lên răng miệng là gây mòn răng. Người bị GERD có tỷ lệ bị mòn răng từ 24-55%.

Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản

► Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây hôi miệng

Trên đây là một số mô tả các triệu chứng cơ bản của trào ngược dạ dày thực quản. Để có thể biết chính xác mình có bị trào ngược hay không, trào ngược mức độ nào thì bạn nên thu xếp thời gian đến khám trực tiếp. Chúng tôi sẽ có câu trả lời cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

Cảm ơn bạn! Chúc bạn luôn vui, khỏe!  

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám