Đau bụng và trào ngược kéo dài, không ngờ có một khối bã thức ăn khổng lồ trong dạ dày

Nội soi tiêu hóa phát hiện thấy bệnh nhân bị kẹt khối bã thức ăn lớn trong dạ dày. Khối bã này cứng, nhẵn,… gây xung huyết niêm mạc dạ dày, có nhiều trợt nông, hang vị có ổ loét nông, có giả mạc.

Hành trình gắp khối bã thức ăn lớn trong dạ dày cho bệnh nhân

 

“Gần đây tôi luôn có cảm giác đau âm ỉ ở vùng thượng vị và có hiện tượng trào ngược thường xuyên. Cùng với đó là những cơn đau quặn, đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, không muốn ăn uống gì, gầy sút,…” đây là những chia sẻ của chị L.H.L (43 tuổi, Hà Nội) khi đến khám tại PKĐK Hoàng Long. Chị đinh ninh rằng mình bị trào ngược dạ dày.

Sau khi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, chị L đã được chỉ định nội soi dạ dày. Trong khi thực hiện nội soi cho chị L, các bác sĩ tại Phòng khám đã phát hiện ra khối bã thức ăn có kích thước tương đối lớn, cứng, màu vàng đậm, kích thước 10x5cm, bề mặt niêm mạc dạ dày xung huyết, có nhiều trợt nông, hang vị có ổ loét nông có giả mạc….

nội soi dạ dày, gắp bã thức ăn trong dạ dày, trào ngược dạ dày

Hình 1: Phát hiện khối bã thức ăn kích thước lớn trong dạ dày bệnh nhân

Các bác sĩ tại PKĐK Hoàng Long nhận định đây là khối bã thức ăn lớn, không thể tự đi qua dạ dày để đào thải ra ngoài được và không thể tiêu hóa được. Khối này chèn ép gây viêm và loét dạ dày do tiếp xúc. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định gắp khối bã thức ăn qua nội soi tiêu hóa.

Tại đây, bệnh nhân được tiến hành tiền mê giống như quy trình của một ca soi thông thường. Sau khi đưa ống nội soi có lắp handicap vào trong dạ dày, bác sĩ nội soi đưa tời dây thép thông qua kênh sinh thiết của ống nội soi, xiết và cắt nhỏ khối bã. Các mảnh vụn sau đó được lấy ra khỏi dạ dày bằng rọ lưới mềm.

nội soi dạ dày, gắp bã thức ăn trong dạ dày, trào ngược dạ dày

Hình 2: Tiến hành cắt nhỏ khối bã thức ăn để đưa ra ngoài

Sau quá trình can thiệp, bệnh nhân đc điều trị bằng thuốc giảm tiết axit dạ dày và chống viêm, kết hợp với chế độ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kết quả kiểm tra lại sau một tháng điều trị thấy niêm mạc đã lành hoàn toàn, không phát sinh khối bã thức ăn thứ phát.

nội soi dạ dày, gắp bã thức ăn trong dạ dày, trào ngược dạ dày

Hình 3: Quá trình đưa khối bã thức ăn ra ngoài

 

Ăn gì để tránh hình thành khối bã thức ăn trong dạ dày

 

Theo chia sẻ của GS. Đào Văn Long, nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, chuyên gia cao cấp tại PKĐK Hoàng Long, thường thì khi xuất hiện các khối bã thức ăn lớn, thì việc phẫu thuật để lấy khối bã thức ăn ra ngoài là điều cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nhờ có khoa học công nghệ hiện đại mà việc lấy bã thức ăn cũng đơn giản hơn. Tại phòng khám Đa khoa Hoàng Long, đã áp dụng phương pháp lấy bã thức ăn bằng nội soi, không đau không khó chịu. Sức khỏe hồi phục nhanh chóng và có thể ăn uống, đi lại bình thường ngay sau khi làm thủ thuật gắp bã thức ăn.

nội soi dạ dày, gắp bã thức ăn trong dạ dày, trào ngược dạ dày

Ảnh: GS.TS Đào Văn Long đang thăm khám bệnh cho bệnh nhân

Cũng theo như Giáo Sư khuyến cáo, khối bã thức ăn thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên trở lên, do nhu động đường tiêu hóa suy giảm. Những thực phẩm có khả năng cao hình thành các khối bã như xôi, hồng ngâm, xoài xanh, ổi…bởi các loại quả này có chứa nhiều chất tanin, ngoài ra còn có măng, thịt nạc, gân...đây cũng là những loại thực phẩm có chứa nhiều bã xơ. Thêm vào đó là thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Nguy hiểm nữa, cùng với việc nhiều người thường uống nhiều loại thuốc đông y khiến chúng quyện với thức ăn khó tiêu như thịt, chất xơ tạo thành khối bã thức ăn “khủng” trong dạ dày người bệnh.

Vì vậy, để tránh tình trạng này, nhất là ở đối tượng người lớn tuổi. Chúng ta nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều bã xơ như hồng ngâm, xoài xanh, ổi, hồng xiêm, măng…Thức ăn cũng cần được nấu kỹ, ninh nhừ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên uống đủ nước, tập thể dục đều đặn (việc này sẽ kích thích hệ tiêu hóa co bóp, làm việc tốt hơn), nhai kỹ thức ăn khi ăn nhất là những người lớn tuổi hoặc có tiền sử có bã thức ăn. Nếu có thể, hạn chế ăn thức ăn gân, sụn,... để tránh đồ ăn bị vón cục hình thành các khối bã thức ăn lớn trong dạ dày.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

 


Đăng ký khám